Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Cách trồng và chăm sóc hoa Cẩm Tú Cầu

Hoa Cẩm Tú cầu còn có tên gọi khác là : Hoa Bát Tiên,Tử Dương,Dương Tú Cầu,...nhưng tên gọi Cẩm Tú Cầu là phổ biến nhất.

Có tên tiếng anh là: Hydrangea.
Cẩm tú cầu hay hortensias, chi Tú Cầu là một chi thực vật có hoa trong họ Hydrangea macrophylla tú cầu – bát tiên (hydrangeaceae), có nguồn gốc từ vùng ôn đới, bao gồm khoảng 75 loài tự nhiên tập trung ở Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc), Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và Châu Mỹ.

Có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, xanh, hồng, tím. Với màu sắc dịu dàng, có thể cắm chung với rất nhiều loại hoa khác nên được dùng nhiều trong tiệc cưới và trồng quanh khuôn viên nhà.
Trong vài năm trở lại đây người tiêu dùng có xu hướng thích các loại hoa tinh khôi như hoa cẩm tú cầu, bởi không cần quá càu kỳ mà bản thân cẩm tú cầu là loài hoa tươi xinh đẹp, tự mình tỏa sáng.
Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu.
-Ý nghĩa chính của hoa cẩm tú cầu là sự lạnh lùng, vô cảm.
-Ngoài ra cẩm tú cầu còn có rất nhiều ý nghĩa khác nhờ vào màu sắc hay sự kiện.
  • Nhiều người nói hoa cẩm tú cầu tượng trưng cho sự hay thay đổi trong tình yêu vì màu của hoa thay đổi theo độ pH của đất nhưng theo mình dù ý nghĩa có sao đi nữa thì nó vẫn mang một sức hút đặc biệt không thể lẫn với các loài hoa khác .
  • Theo một truyền thuyết Nhật Bản, một hoàng đế tự hào sử dụng một bó hoa cẩm tú cầu như là một lời xin lỗi đến gia đình của một cô gái mà ông đang yêu. Mãi mãi về sau, những bông hoa đã phục vụ như là một đại diện của tình cảm chân thành, cho dù niềm vui hay nỗi buồn
  • Loài hoa này cánh mỏng manh, chen chúc kề vai nhau tạo thành từng chùm tròn xanh ngát. Nó tượng trưng cho lòng biết ơn và những cảm xúc chân thành.
  • Với màu sắc dịu dàng, nó có thể đứng chung với rất nhiều loại hoa khác nên được dùng rất nhiều trong tiệc cưới.

1.Cách trồng hoa cẩm tú cầu.
- Là một loại cây ưa bóng mát và dễ trồng nên bạn có thể trồng những bông hoa cẩm tú cầu bằng hạt hoặc bằng nhánh, bạn tiến hành theo cách sau:
- Cắt đoạn 30 – 40cm Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gổ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.

- Sau khi đã có cây lớn vững mạnh ta có thể ta có thể gây thêm nhiều cây khác bằng cách cắm một nhánh già cố đốt xuống đất, tưới nước đầy đủ, giữ ẩm bằng cách đắm vỏ cây vụn, ít lâu sau sẽ mọc ra chồi mới. Khi nào cảm thây cây cẩm tú cầu con vừa ý bạn có thể tách cây con và trồng vào chỗ khác.
2. Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu.
a.Tưới nước.
- Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
- Cần tưới nhiều nước vào mùa khô.
- Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.

b.Tỉa cành.
- Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa).
- Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).
- Chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới) (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4).

c.Bón phân
- 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân, lượng  bón thay đổi theo kích thước của cây.
- Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.
- Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10.
- Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7.

d.Thay chậu.
- Khi hết mùa bông, khi cây ngủ -cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được)

e.Quy trình chăm sóc cây ngủ đông.
Quy trình chăm sóc cây cây ngủ đông: tưới thật ẩm –> để đất khô –> bứng/lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn –> tưới thật nhiều nước –> ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại.

3. Cách thay đổi màu hoa.
 Cẩm tú cầu là loài cây đặc biệt, có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc có tính vôi. Không những thế, màu sắc của hoa có thể thay đổi tuỳ theo độ pH trong đất. Ở đất chua cây sẽ cho hoa màu lam, đất trung tính Hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng. Tùy theo sở thích của người chơi mà ta trồng ở đất có độ pH khác nhau.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét