Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Cách trồng hoa Cúc

Hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, màu sắc đa dạng, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Bên cạnh hoa cúc cắt cành truyền thống, hiện nay hoa cúc trồng chậu với ưu điểm tươi lâu, thời gian sử dụng dài, có thể đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng khác nhau như trang trí trong gia đình, trang trí tiền sảnh hay ngoài trời, đang được phát triển ở nước ta với quy mô, diện tích ngày càng cao. 

1.Giống.
-Sử dụng các giống cúc mới được chọn tạo, nhập nội của Đài loan, Hà Lan, Nhật Bản hợp thị hiếu người tiêu dùng gồm cúc cành (có nhiều bông) và cúc đơn (cây chỉ 1 bông) như: Vàng Đài Loan, vàng hè, HL1, CN42, CN43, CN93, CN98… Với cây con khi đem trồng phải cao 5-6cm, có 6-10 lá (nuôi cấy mô); cây giâm cành phải cao 7-8cm, có 6-8 lá. Cây giống phải đồng đều, không bị nhiễm bệnh và mang đầy đủ đặc trưng của giống.
-Chuẩn bị đất trồng:Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao 20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.

2.Thời vụ trồng.

– Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3,4,5 để có hoa vào tháng 6,7, 8.
– Vụ Thu: Trồng tháng 5,6,7 để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11.
– Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa bán vào tháng 12, 1.
– Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10, 11 để có hoa bán vào tháng 2, 3.
3. Mật độ, khoảng cách.
Mật độ, khoảng cách trồng: Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè, CN42, CN43 nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha.

4.Chuẩn bị đất, lên luống, bón phân.
Nên chọn khu đất cao, thoát nước, có đầy đủ ánh sáng và có chế độ luân canh thích hợp. Đất phải được cày sâu bừa kỹ và phơi ải.
Lên luống như sau: Chân luống rộng 1,1-1,2m, mặt luống rộng 80- 90 cm, luống cao 25 – 30 cm.
Liều lượng, cách bón lót (cho 1 sào Bắc bộ/360 m2): 2 tấn phân chuồng hoai mục + 50 kg super lân (hoặc 100kg phân vi sinh sông Gianh) trộn đều, bón trước khi trồng 10 – 12 ngày.

5.Giàn lưới.
Cắm cọc xung quanh luống, dùng lưới buộc vào cọc tạo hình. Mắt lưới có kích thước 15 x 15cm.
 Khi cây cao 20 cm,kéo lưới sao cho ngọn phân bố đều trong các mắt lưới.
 Sau đó, nâng lưới lên dần theo chiều cao hoặc thêm 1 tầng lưới phía trên.
6.Làm cỏ, xới đất, tỉa cành và nụ.
– Làm cỏ thường xuyên.
– Xới đất thường xuyên khi cây còn nhỏ, giai đoạn cây lớn hạn chế để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
– Tỉa cành:
+ Cúc một bông : tỉa bỏ các cành nhánh phụ và nụ con, chỉ để lại 1 nụ trên thân chính. Thời điểm tỉa nụ tốt nhất là khi cuống nụ bắt đầu dài ra khoảng 1cm.
+ Cúc chùm: thường xuyên ngắt tỉa bớt cành bên, giữ lại 3 – 5 cành và mỗi cành giữ lại 2-3 nụ.

7.Ánh sáng.
Giai đoạn sinh trưởng: Thời gian chiếu sáng bổ sung 4 giờ/ đêm, liên tục trong  30 ngày đầu.
8.Tưới nước.
Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Trời hanh khô ngày tưới 2 lần, những ngày đầu việc tưới nước phải nhẹ nhàng không để cho các lá gần gốc bị dính đất hoặc bùn. Khi cây lớn cần tưới đủ ẩm, do cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng nên tuyệt đối không để cúc bị ngập nước hoặc trồng ở nơi đất trũng.

9.Bón phân.
– Khối lượng (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.
– Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương…

10.Sâu bệnh.
- Rệp: thường gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân. Có thể dùng Karate 2,5 EC 10 - 15 ml/bình 10l, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND.
- Sâu xanh hoặc sâu cuốn lá: Có thể dùng Pegasus 500DD 5 hoặc Arrivo.    
- Bệnh đốm lá: dùng Topsin M-70 WP 5 – 10g/bình 8 lít.
- Bệnh phấn trắng: dùng Anvil 5 SC hoặc Score 250 ND.
 - Bệnh đốm nâu: Ngoài Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC, có thể dùng thêm Roval WP với nồng độ 0,15%.
- Bênh gỉ sắt:  dùng Zineb 80 WP 20 - 50g/10 lít hoặc Anvil 5 SC.
- Bệnh đốm vòng:sử dụng Daconil 500 SC 0,2% hoặc Altracol 70 BHN liều lượng 1,5 2 kg/ha.
- Héo vi khuẩn: sử dụng Streptomixin, nồng độ 100 - 150 ppm để trừ khuẩn.
Nhìn chung đối với các loại nấm gây hại, để đề phòng bệnh ngay từ ban đầu, sau trồng nên phun Champion 50 g/10lít hoặc Zineb 20 - 50g/10lít, định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần vừa giảm tỷ lệ cây nhiễm bệnh vừa kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây.

11.Thu hoạch.Xử lý trước khi thu hái:

- Trước thu hoạch 7-10 ngày nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây: 30 kg P205 + 30 kg K20 cho 1ha, đồng thời phun thuốc diệt trừ sâu bệnh.
- Kỹ thuật cắt hoa: Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao, kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm.

- Đóng thùng đem đi tiêu thụ: Xử lý hoa trước khi đóng thùng bằng cách nhúng gốc cành vào dung dịch STS (Silver thiosulphate) 1% cho hoa được tươi lâu, bảo quản được trên đường vận chuyển. Xếp các bó hoa vào thùng carton hoặc hộp xốp với kích thước 120 cm x 60 cm x 60 cm. Mỗi thùng xếp 15 bó khoảng 1.200 cành.







Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Cách trồng và chăm sóc hoa Cẩm Tú Cầu

Hoa Cẩm Tú cầu còn có tên gọi khác là : Hoa Bát Tiên,Tử Dương,Dương Tú Cầu,...nhưng tên gọi Cẩm Tú Cầu là phổ biến nhất.

Có tên tiếng anh là: Hydrangea.
Cẩm tú cầu hay hortensias, chi Tú Cầu là một chi thực vật có hoa trong họ Hydrangea macrophylla tú cầu – bát tiên (hydrangeaceae), có nguồn gốc từ vùng ôn đới, bao gồm khoảng 75 loài tự nhiên tập trung ở Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc), Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và Châu Mỹ.

Có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, xanh, hồng, tím. Với màu sắc dịu dàng, có thể cắm chung với rất nhiều loại hoa khác nên được dùng nhiều trong tiệc cưới và trồng quanh khuôn viên nhà.
Trong vài năm trở lại đây người tiêu dùng có xu hướng thích các loại hoa tinh khôi như hoa cẩm tú cầu, bởi không cần quá càu kỳ mà bản thân cẩm tú cầu là loài hoa tươi xinh đẹp, tự mình tỏa sáng.
Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu.
-Ý nghĩa chính của hoa cẩm tú cầu là sự lạnh lùng, vô cảm.
-Ngoài ra cẩm tú cầu còn có rất nhiều ý nghĩa khác nhờ vào màu sắc hay sự kiện.
  • Nhiều người nói hoa cẩm tú cầu tượng trưng cho sự hay thay đổi trong tình yêu vì màu của hoa thay đổi theo độ pH của đất nhưng theo mình dù ý nghĩa có sao đi nữa thì nó vẫn mang một sức hút đặc biệt không thể lẫn với các loài hoa khác .
  • Theo một truyền thuyết Nhật Bản, một hoàng đế tự hào sử dụng một bó hoa cẩm tú cầu như là một lời xin lỗi đến gia đình của một cô gái mà ông đang yêu. Mãi mãi về sau, những bông hoa đã phục vụ như là một đại diện của tình cảm chân thành, cho dù niềm vui hay nỗi buồn
  • Loài hoa này cánh mỏng manh, chen chúc kề vai nhau tạo thành từng chùm tròn xanh ngát. Nó tượng trưng cho lòng biết ơn và những cảm xúc chân thành.
  • Với màu sắc dịu dàng, nó có thể đứng chung với rất nhiều loại hoa khác nên được dùng rất nhiều trong tiệc cưới.

1.Cách trồng hoa cẩm tú cầu.
- Là một loại cây ưa bóng mát và dễ trồng nên bạn có thể trồng những bông hoa cẩm tú cầu bằng hạt hoặc bằng nhánh, bạn tiến hành theo cách sau:
- Cắt đoạn 30 – 40cm Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gổ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.

- Sau khi đã có cây lớn vững mạnh ta có thể ta có thể gây thêm nhiều cây khác bằng cách cắm một nhánh già cố đốt xuống đất, tưới nước đầy đủ, giữ ẩm bằng cách đắm vỏ cây vụn, ít lâu sau sẽ mọc ra chồi mới. Khi nào cảm thây cây cẩm tú cầu con vừa ý bạn có thể tách cây con và trồng vào chỗ khác.
2. Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu.
a.Tưới nước.
- Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
- Cần tưới nhiều nước vào mùa khô.
- Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.

b.Tỉa cành.
- Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa).
- Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).
- Chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới) (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4).

c.Bón phân
- 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân, lượng  bón thay đổi theo kích thước của cây.
- Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.
- Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10.
- Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7.

d.Thay chậu.
- Khi hết mùa bông, khi cây ngủ -cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được)

e.Quy trình chăm sóc cây ngủ đông.
Quy trình chăm sóc cây cây ngủ đông: tưới thật ẩm –> để đất khô –> bứng/lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn –> tưới thật nhiều nước –> ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại.

3. Cách thay đổi màu hoa.
 Cẩm tú cầu là loài cây đặc biệt, có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc có tính vôi. Không những thế, màu sắc của hoa có thể thay đổi tuỳ theo độ pH trong đất. Ở đất chua cây sẽ cho hoa màu lam, đất trung tính Hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng. Tùy theo sở thích của người chơi mà ta trồng ở đất có độ pH khác nhau.





Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Cách chăm sóc cây Lan Hồ Điệp

Lan Hồ Điệp là một loài phong lan đẹp, nổi tiếng và quen thuộc.Là loài lan bản địa của vùng Đông Nam Á. Lan Hồ Điệp còn được gọi là Phong lan bướm bởi vì các cánh hoa trông giống như đôi cánh bướm, rất xinh đẹp,mỹ lệ,ngọt ngào và dịu dàng như những con bướm bay.


Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên dãy Himalaya đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm 1750 G.E. Rumphius đã tìm ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại Angraecum và sau này Carl Blume mới tìm ra cây Phalaenopsis amabilis vào năm 1825. Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm (moth) và opsis có nghĩa là giống như. Lan Hồ điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa đông xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.

Để giúp không gian sống tươi mới và nhiều màu sắc hơn, nhiều người đã lựa chọn các loại cây có hoa đẹp, hương thơm dễ chịu để trang trí.Trong số các loài hoa cảnh đẹp, lan luôn là loài hoa trang trí rất đước ưa chuộng, đặc biệt là Lan Hồ Điệp.

Lan Hồ Điệp là một trong những loài hoa quý phái, lộng lẫy và sang trọng cho mọi không gian.Nếu biết cách chăm sóc thì Lan Hồ Điệp sẽ rất lâu tàn, có thể kéo dài đợt hoa từ 3-4 tháng, thậm chí 6 tháng.Và sau khi hoa tàn, nếu được chăm sóc thì lan Hồ Điệp sẽ khỏe mạnh và sớm ra hoa mới.
Những điều kiện chăm sóc Lan Hồ Điệp:
1.Ánh sáng.
Lan Hồ Điệp là loài cần ánh sáng để phát triển tốt.Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo,...Phải chú ý tuyệt đối không để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn.Ánh sáng lý tưởng nhất cho lan Hồ Điệp phát triển tốt chính là ánh sáng mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

2.Nhiệt độ.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16 độ C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.

3.Nước.
 Lan Hồ Điệp không cần nhiều nước. Không cần phải tưới nước mỗi ngày cho lan. Khoảng 2-3 ngày tưới một lần tùy theo thời tiết, không nên tưới quá nhiều, duy trì độ ẩm vừa phải cho cây.

4.Độ ẩm.
Độ ẩm: Lan Hồ Điệp có lá dày nên không cần yêu cầu về độ ẩm không cao như hoa lan khác. Độ ẩm thích hợp là khoảng 60%.

 Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan Hồ Điệp.
5.Phân bón.

Đối với lan Hồ Điệp phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nên sử dụng những loại phân bón có công thức ổn định như NPK 14-14-14, 20-20-20,…đây là các loại phân rất tốt cho cây. Cây đang ra hoa thì sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn (NPK 10-30-20). Suốt những tháng mùa đông cây sẽ sử dụng ít hơn nên cần giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên cây lá làm cho chậu lan bị cháy lá.

6.Sâu bệnh hại.
Lan Hồ Điệp thu hút mọt số sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện , rệp đỏ, ốc sên... khi những con sâu hại này bám vào lá cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại để loại bỏ chúng khi bị xâm hại quá nặng.

Đối với các loài vi nấm sẽ khó diệt trừ hơn, do đó luôn chú ý vệ sinh chậu trồng, lá cây và đảm bảo môi trường thông thoáng cho lan Hồ Điệp để phòng ngừa vi nấm xuất hiện. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần hư hại và tiến hành thay chậu mới. Trước khi thay phải nhớ vệ sinh chậu trồng và chuẩn bị chất trồng mới cho lan. Sau đó để cây ở nơi có ánh sáng yếu như: hiên nhà, dưới tán cây hoặc để cây dưới mái che có ánh sáng 70% để cây có thời gian hồi sức.






Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Cách trồng hoa hồng tỉ muội

Hồng tỉ muội (hồng tiểu muội) hay hồng nhài, thuộc họ hồng, thường mọc thành bụi, hoa nhỏ nhiều màu sắc, hoa bền và đẹp trong điều kiện sống tự nhiên. Cây hoa hồng tỉ muội có thể dùng trồng thành thảm hoa trang trí cảnh quan, sân vườn hoặc trồng thành các chậu hoa nhỏ xinh xắn để trang trí ban công, hành lang nơi có ánh nắng tự nhiên.

Hoa hồng tỉ muội được coi là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc, lòng thủy chung và sự khát khao vươn tới cái đẹp.Với nhiều ưu điểm: màu sắc đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm nhẹ, có hoa quanh năm, hoa hồng có thể làm hoa cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trồng thành bonsai, trồng trang trí...

Những bông hồng tỉ muội tuy nhỏ nhắn nhưng không kém phần rực rỡ so với các giống hoa hồng khác, rất thích hợp để trang trí nhà cửa mà kỹ thuật lại không khó.
1. Chọn đất và làm đất.
Đất thích hợp để trồng hoa hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, có độ pH = 6,0 – 6,5, có đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng hồng ở chậu thì lưu ý chọn chậu đất nung hoặc chậu gốm nhằm mục đích không bị tăng nhiệt đất trồng trong mùa hè.

2.Nhiệt độ,ánh sáng, độ ẩm.
Nhiệt độ thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 23 - 250 độ C. Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 160 độ C. Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất lượng hoa cao và ngược lại.

Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng tỉ muội do đó người trồng cây nên chú ý đến yếu tố này trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, thoát hơi nước. Người trồng hoa nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa hồng từ 70 – 80%.
3.Kỹ thuật trồng hoa.
Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách trồng phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sáng, tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng. 

Nếu trong trường hợp người trồng muốn giâm cành thay vì trồng cây có rễ sẵn thì có thể chọn cành bánh tẻ (cành không quá già không quá non), rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn khoang 8-10cm và ngâm ngay vào chậu nước sạch. Sau đó dùng dao sắc cắt đoạn gốc lại một lần nữa, lần này nên cắt hơi vát một chút. Cắm cành cắt vào nền giâm (cát sạch) và dùng bình xịt tưới phun sương khoảng 4 tiếng 1 lần, sau khoảng chục ngày cành sẽ bắt đầu ra rễ. Lúc này nhẹ nhàng rút cành có rễ ra và trồng vào đất như bước trên. 
4.Cách tưới.
Đây là công đoạn không thể thiếu trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.

5.Bón phân.
Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Có thể bón thêm NPK hòa cùng với nước để tưới cho cây.
Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10, rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Chú ý không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng. Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ. Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…

6. Cắt tỉa
Sau khi cây ra hoa và hoa đã tàn, chúng ta cần tiến hành cắt tỉa cho cây. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để hồng tỉ muội có sức đâm nhánh mới, mỗi đầu nhánh sẽ cho những nụ hoa mới. Trước khi cắt tỉa nên tưới nhiều nước và chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để thực hiện.
Với hoa hồng tỉ muội, bạn nên cắt chéo cành. Dùng dao sắc để cắt tránh làm thân cây dập. Lúc cắt để lại khoảng 3 lá, cây sẽ nhanh ra chồi mới. Nếu thấy có nhanh xấu, bạn cũng có thể cắt tỉa bớt để nhánh còn lại phát triển tốt hơn.
Trên đây là cách chăm sóc cho cây hồng tỉ muội.





Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Cách trồng cây bạch tuyêt mai

Cây bạch tuyết mai hay còn gọi là cây bỏng nẻ, mã thiên hương, hoa ngàn sao, bạch đinh hoa, hương thiên mộc. Cây có tên khoa học là Serissa foetida hay Serissa japonica Thunb.
Cây bạch tuyết mai là cây thân gỗ nhỏ, có hoa màu trắng nhỏ, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện bình thường. Cây thường trồng chậu hoặc trồng trong sân vườn làm cây sân vườn trang trí, có thể trồng làm cây nội thất, cây bonsai đẹp.

Cây bạch tuyết mai

Cách trồng cây bạch tuyết mai:
Hiện nay, cây bạch tuyết mai được trồng phát triển mạnh ở Đà Lạt và có năng suất cao. Hoa bạch tuyết mai có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm kém, cây phát triển không đồng nhất và đặc biệt là tỷ lệ nhiễm bệnh héo rũ, chết tươi được truyền từ cây mẹ sang cây con là rất cao.
Trồng bằng giâm cành.
Quy trình nhân giống cây bạch tuyết mai như sau:
– Môi trường tạo mẫu ban đầu: là môi trường ½ MS, có chứa 30 g/l đường, 8 g/l agar và BA (0.5 – 0.7 mg/l).

– Môi trường nhân chồi: là môi trườmg MS có bổ sung 0.6 ml/l BA, 8 g/l và 40 g/l đường.
– Môi trường ra rễ: là môi trường ½ MS, 20 g/l đường và bổ sung 0.5 mg/l IBA.

Cây bạch tuyết mai
Cách đưa cây ra bầu đất và chế độ chăm sóc:
– Sau 2 tuần nuôi cấy, cây mô đều ra rễ, đến ngày 20, rễ cây đạt chiều dài 2-3 cm, lấy ra ngoài rửa sạch aga và trồng vào vĩ xốp (112 lỗ). Tưới nước dạng phun sương trong tuần đầu tiên và giữ ẩm bằng cách che bao Nylon.
– Qua tuần thứ 2 cây bắt đầu phát đọt non, sử dụng NPK phun lên lá để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho cây chóng lớn. Cuối tuần thứ 4 cây mô có thể trồng ra ngoài đồng ruộng.
Chú ý: Có thể sử dụng cây cấy mô trồng thành luống để khai thác ngọn non giảm giá thành chi phí sản xuất giống.

Cây bạch tuyết mai

Cách chăm sóc cây bạch tuyết mai:
Thay chậu: Cách 2-3 năm vào cuối mùa xuân với 50% đất 20% than bùn và 30% cát to.
Xén tỉa và giằng dây: Tỉa ngắn các rễ trong lúc thay chậu và loại bỏ những cành không cần thiết. Xác định vị trí thân và các cành từ cuối mùa xuân đến mùa thu tốt nhất là vào tiết mùa được đề cập sau. Tránh cho phần vỏ cây bị dây giằng có thể làm cho thân và các cành đổi hướng
Tưới nước thường xuyên, tránh để khô hạn hay ngập úng.